Cuộc khủng hoảng di dân đang gây áp lực lớn lên các nước tham gia hiệp định Schengen và gây nên tranh cãi ngay trong nội bộ các nước này. Tuy nhiên trước đó, hiệp ước đi lại tự do này đã từng là xu hướng mà các khối liên minh kinh tế, chính trị trên thế giới một mực hướng tới.
Vậy khối Schengen là gì và visa Schengen đang gặp phải những vấn đề gì trong hiện tại?
Giới thiệu chung về visa Schengen
Thỏa thuận Schengen được ký kết vào năm 1985 và có hiệu lực từ năm 1995. Hiện tại những nước tham gia vào hiệp định này,(trong đó có visa Schengen chung) có 28 thành viên , trong đó có 4 quốc gia không thuộc liên minh châu Âu EU. Song song với đó, có 6 nước trong EU vẫn duy trì biên giới riêng của mình là Bulgaria, Croatia, Cyprus, Ireland, Romania và Anh.
Hiệp định này được thiết lập chính là nhằm tạo ra một biên giới bên ngoài duy nhất, và một bộ quy tắc nhằm kiểm soát biên giới chung. Điều này tạo ra những thuận lợi đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến:
- Giải quyết người tị nạn
- Truy đuổi tội phạm: cảnh sát có quyền đuổi theo bọn tội phạm bị nghi ngờ qua biên giới mà không cần lo đến giấy phép.
- Tạo ra một danh sách chung những nước mà công dân nước ngoài yêu cầu visa nhập cảnh
- Tạo ra một hệ thống thông tin an ninh chung, cho phép các trạm cảnh sát và lãnh sự quán có cơ sở dữ liệu được chia sẻ để dễ dàng kiểm soát các đối tượng tình nghi.
- Đồng bộ hóa thị thực giữa các nước trong khối Schengen, theo đó nếu như đến du lịch tại những nước này, khách du lịch có thể tự do đi lại giữa các quốc gia chỉ với một visa ngắn hạn. Nó cũng cho phép chuyển sân bay tại các sân bay quốc tế tại những nước Schengen. Người không phải công dân thuộc khu vực liên minh châu Âu được tạo điều kiện hết sức khi không bị yêu cầu kiểm tra ID khi họ đang du lịch trong khu vực.
Những lo ngại về Hiệp định Schengen trong thời điểm hiện tại
Thời gian đầu mới hình thành, hiệp định này đã gỡ bỏ hàng loạt các rào cản và là điều kiện đắc lực cho sự phát triển quan hệ về kinh tế, văn hóa và dịch vụ giữa các nước. Thậm chí nó còn được đánh giá là hình thức tổ chức của thế giới trong tương lai.
Nhưng qua thời gian, hiệp định này đã bộ lộ những hạn chế và rơi vào khủng hoảng cả về những quyết sách nội bộ lẫn những nghi ngờ về sự an ninh và bền vững của visa Schengen. Nguyên nhân bao gồm cả những yếu tố về kinh tế chính trị và an ninh.
Một vài quốc gia công bố vỡ nợ và không thể tự chi trả cho các hoạt động của mình, nợ xấu dồn đến đỉnh điểm không chỉ làm đình trệ một vài quốc gia mà ảnh hưởng đến toàn bộ các nước liên quan, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là các quốc gia nằm trong một thể thống nhất này.
Không chỉ vậy, dòng người di cư khổng lồ chạy trốn từ vùng chiến tranh và các vung xung đột vũ trang đã khiến một số nước quyết định đóng cửa biên giới hoặc hạn chế số lượng các tuyến đường sắt và đường giao thông khác trên biên giới với nước khác.
Cuộc khủng hoảng đưa các quốc gia vào tình thế khép chặt biên giới hơn để đối phó với sự tràn vào của dân nhập cư, và trở nên đỉnh điểm sau vụ khủng bố diễn ra vào ngày 13 tháng 11 tại Paris năm2015.
Người ta lo lắng rằng, một khi những kẻ có ý đồ xấu như khủng bố đã đi được vào trong khối và với việc di chuyển dễ dàng như vậy, hoạt động kiểm soát sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Trong khi điều khoản của EU quy định rằng các quyết định đóng cửa biên giới chỉ nên được thực hiện như một biện pháp cuối cùng, trong một phạm vi giới hạn và trong một khoảng thời gian nhất định thì trong thời điểm hiện tại các nước đã áp dụng hầu hết cho quốc gia mình.
Tuy vậy người ta có quyền hy vọng vào một tương lai ổn định hơn cho khối Schengen và liên minh châu Âu EU. Những hoạt động cấp visa Schengen vẫn được diễn ra bình thường và nếu như bạn có kế hoạch tới những quốc gia này, bạn có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn giải đáp cặn kẽ nhất.